Tranh cãi gay gắt “Có cần ngày khai giảng”

Giáo dục : Những năm trở lại đây, học sinh phải đến trường từ tháng 8. Sau gần 1 tháng thầy lên bục giảng, học sinh đến trường, lễ khai giảng mới diễn ra

Nhập học trước, khai giảng sau

Ngày khai trường là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường.

Loading...

Lá thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945 đã khiến không ít người xúc động.

Bác viết: “Hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày mở trường ở khắp nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn”.

Cuối thư, Bác chúc: “Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp”.

Từ đó, ngày 5/9 trở thành ngày khai trường của học sinh trên khắp cả nước. Ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng game, không chỉ với học sinh mà với cả phụ huynh và cả cộng đồng.

Khai giảng không còn giá trị là ngày đầu tiên trẻ đến trường, không còn ý nghĩa thực sự như ngày xưa nữa”, nhà báo Trương Anh Ngọc viết.

Hàng năm, 5/9 ở nước ta được quy định là ngày khai giảng, bắt đầu năm học mới.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, việc đi học thường bắt đầu từ tháng 8. Nhà báo Trương Anh Ngọc đã nêu quan điểm về việc liệu có cần ngày khai giảng nữa không khi học sinh phải đến trường từ sớm.

Có còn cần ngày khai giảng nữa không khi học sinh ở nhiều nơi vào đầu tháng 8 đã đến trường, và nhiều nơi thực ra đã học ngay trước ngày 5/9?

Tôi nghĩ là không cần nữa, nên dẹp ngày khai giảng luôn, một khi bây giờ nó không còn có giá trị là ngày đầu tiên trẻ đến trường, không còn có ý nghĩa thực sự như ngày xưa nữa.

Ai đó sẽ nói ngày đó vẫn cần thiết. Trước hết, đó là ngày toàn dân đưa trẻ đi học, và sau đó là dịp để bọn trẻ ăn mặc đẹp, các trường tổ chức hoành tráng, cha mẹ các cháu và chính các cháu cảm thấy sung sướng, vì được đến trường.

Thực ra nếu chỉ vì như thế, ngày 5/9 cũng chẳng còn giá trị thực tiễn nữa, một khi người ta có thể cho trẻ mặc đẹp hàng ngày, chụp ảnh chúng rồi post lên mạng khi nào mình thích.

Ngày khai giảng giờ đây có còn ý nghĩa
Ngày khai giảng giờ đây có còn ý nghĩa

Chị Vũ Thị Kim Hoa – Giảng viên Học viện Báo chí Tuyên truyền, cũng là phụ huynh có con đang học tiểu học chia sẻ: “Rõ ràng đây là thực tế đáng bàn ở Việt Nam. Hai tuần trước ngày khai giảng học sinh đã bước vào chương trình chính thức của năm học mới. Ngày khai giảng đâu còn ý nghĩa nữa”.

“Ngày xưa học sinh hào hứng mong chờ ngày khai giảng sau 3 tháng hè bao nhiêu thì giờ con trẻ thờ ơ bấy nhiêu. Chúng nó cầm cờ quạt, bóng bay,.. cũng sôi động lắm nhưng làm sao tìm thấy ở đó sự xúc động của buổi tựu trường ngày xưa?”- chị Hoa đặt câu hỏi.

Có cũng được, không có cũng chẳng sao?

Trước những lo ngại của phụ huynh học sinh cũng như của toàn xã hội, sáng ngày 21/8, tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn đề nghị Bộ GD-ĐT cần phải xem xét lại hiện tượng các trường đều tựu trường sớm trước ngày khai giảng.

“Ví dụ về mặt chưa được là ở các đô thị, việc nghỉ hè dài khiến phụ huynh, nhất là phụ huynh trẻ, không biết làm thế nào để lo cho con. Trong khi đó, thực tế hiện nay các trường đều tựu trường sớm”- ông Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải bàn bạc xem xét lại thời gian nghỉ hè kéo dài theo quy định từ trước đến nay có còn phù hợp hay không, nếu không việc khai giảng sẽ rất hình thức”.

Bình luận vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh – Tiến sĩ tâm lý học  Học viện Hành chính Quốc gia thẳng thắn cho rằng, khi bắt đầu một hoạt động, rất cần thiết có một hiệu lệnh để thông báo, thì ngày khai trường cũng mang ý nghĩa tương tự là ngày đầu tiên học sinh đến trường.

Tuy nhiên, nếu trước ngày 5/9, học sinh tới trường nhưng không phải để học thì ngày khai trường mới có ý nghĩa, còn thực tế học sinh đã bắt đầu chương trình học từ trước thì ngày khai giảng 5/9 có cũng được, không có cũng chẳng sao vì lúc đó, lễ nghi này không mang lại ý nghĩa gì nữa.

“Ngày khai giảng nhất thiết phải là ngày đầu tiên học sinh đến trường”- TS Minh bày tỏ.

Loading...

Tags : Ket qua ngoai hang anh | KQXSMB | XSMN