Nếu không muốn con điếc vĩnh viễn thì bố mẹ đừng nuông chiều con theo cách này nhé

Sức khỏe : Đưa cháu đi khám bệnh, mới phát hiện vì sự vô tâm và nuông chiều của bố mẹ mà cháu bé suýt bị điếc vĩnh viễn. Mọi người cùng chú ý …

Mấy hôm nay em lu bu đưa thằng cháu đi khám bệnh (vì ba mẹ nó phải về quê lo xây nhà từ đường) nên không online với các mẹ được. Hôm nay rảnh rỗi nên em lên diễn đàn chia sẻ lại câu chuyện em đưa cháu đi khám bệnh để các mẹ rút kinh nghiệm.

Chuyện là cách đây hai hôm cháu em đeo headphone nằm nghe nhạc rồi ngủ quên. Đến sáng tỉnh dậy thì nó thấy tai trái ù ù, tới chiều thì nghe rất khó chịu và không rõ. Em vội đưa nó đến bệnh viện khám.

Đến nơi bác sĩ chẩn đoán nó bị điếc cấp tính và cho biết cũng may em đưa nó đi ngay nên khả năng hồi phục hoàn toàn, chứ nếu để muộn thì nó có thể bị điếc vĩnh viễn. Cũng theo lời bác sĩ, vì đây là bệnh cấp tính nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện, tốt nhất là trong vòng 24 tiếng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bác sĩ cho biết chính thói quen thường xuyên đeo tai nghe của cháu em là nguyên nhân gây bệnh. Các chị nghĩ xem, ăn nó cũng đeo headphone, đi ngoài đường cũng đeo headphone, tối ngủ cũng đeo headphone. Em la nó thì nó bảo khối người như cháu có ai điếc đâu. Giờ thì nó xém điếc rồi đấy.

Bác sĩ cũng cảnh báo rằng nếu nó tiếp tục cắm headphone vào tai như trước thì chắc chắn thính lực sẽ giảm, thậm chí điếc hẳn. Sợ quá về nhà nó không dám đụng tới thứ này nữa.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Phó trưởng Khoa Tai Mũi Họng BV Nhi Ðồng 1 (TP. HCM), phần lớn bệnh nhi đến khám thính lực đều có thói quen mê chơi game, nghe nhạc qua headphone nhưng phụ huynh lại không thể kiểm soát được. Gần đây, số trẻ đi khám vì giảm thính lực liên quan đến headphone ngày càng đông, chủ yếu ở độ tuổi đi học.

 

Các chuyên gia thính học khuyên khi nghe nhạc, nghe phim… nên nghe bằng loa ngoài, nếu cần dùng tai nghe thì không nên vặn volume quá lớn. Không nên nghe headphone trong môi trường quá ồn ào vì người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn. Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo headphone vì làm cho viêm tai dễ tái phát.

Chỉ nên đeo tai nghe khoảng dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ. Khi thấy có biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa tai mũi họng với các trang thiết bị đo thính lực để khám và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Theo các chuyên gia nhi, nghe tai phone liên tục có nguy cơ làm giảm thính lực hay gây điếc cho trẻ sau này.

Ngày nay, cuộc sống quay cuồng khiến ai cũng cảm thấy thiếu thời gian dành cho công việc, và cũng vì không muốn bị quấy nhiễu nên nhiều bố mẹ có xu hướng thích ru con ngủ bằng những thiết bị phát nhạc ru, tệ hơn nữa là nhét cả các loại tai nghe cho con ngủ. Những dụng cụ theo các chuyên gia nhi có nguy cơ làm giảm thính lực hay gây điếc cho trẻ sau này.

Chưa kể đến việc khi trẻ còn quá nhỏ, trẻ không tự điều chỉnh được âm thanh cho tai nghe, thậm chí chưa thể nói với cha mẹ rằng âm thanh của tai nghe đang quá lớn hay tự tháo tai nghe ra được.

Cách điều chỉnh tai nghe cho bé cũng được bố mẹ thực hiện theo kinh nghiệm và không được kiểm soát chặt chẽ nên rất có hại cho bé.

Nói về tác hại của việc đeo tai phone thường xuyên, theo lời bác sĩ Lê Thị Lan, viện Tai-Mũi-Họng Trung ương từng chia sẻ trên một tờ báo, nghe bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ với cường độ âm thanh lớn là nguyên nhân gây điếc ở giới trẻ thành thị.

Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý, khi cho con nghe nhạc, học ngoại ngữ bằng tai phone thì người lớn phải giám sát chặt chẽ con, điều chỉnh tai nghe cho con với cường độ âm thanh nhỏ hoặc vừa phải. Thời gian nghe chỉ 2 đến 3 tiếng/ngày để tránh làm tổn thương đến tai của bé.

Loading...

 

Loading...

Tags : Ket qua ngoai hang anh | KQXSMB | XSMN