Bộ giáo dục sẽ bỏ công chức ,viên chức giáo viên và giảng viên
Theo những vấn đề mới nhất về hội thảo bỏ viên chức và công chức đối với các cán bộ giáo viên và giảng viên , Bộ trưởng bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc bỏ chế độ này là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học và cải thiện đời sống của đội ngũ giáo dục.
Theo những thông tin được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định ngày 12/5.
Tại đây, nhiều câu hỏi về Chương trình giáo dục phổ thông mới, chế độ đối với giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp đã được đặt ra cho người đứng đầu ngành Giáo dục.
Mục đích của việc làm trên là để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên ở các trường học. Tuy nhiên, việc thực hiện ở từng cấp học nên như thế nào để đạt hiệu quả cao mới là điều quan trọng nhất.
Đối với cấp đại học (ĐH), việc bỏ biên chế giáo dục sẽ có một số tác động đến giảng viên và cơ chế hoạt động của từng loại hình trường.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Vừa qua, chúng ta đã dành quá nhiều thời gian và công sức để bàn bạc và thực hiện vấn đề tự chủ giáo dục đại học. Tuy nhiên, vấn đề tự chủ với giáo dục phổ thông lại chưa được quan tâm đúng mức.
Theo tôi, tự chủ ở giáo dục phổ thông chính là phân cấp, phân quyền cho các cơ sở giáo dục, bao gồm tự chủ về nhiệm vụ và tự chủ về nhân sự.
Hiện nay, vai trò chủ động của các trường vẫn chưa thực hiện một cách có hiệu quả, khó tránh khỏi việc các cấp quản lý như sở, phòng sẽ can thiệp vào nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiều hoạt động khác của trường. Điều này dẫn đến giáo dục chưa mang lại hiệu quả cao.
Ông Nhạ cho rằng, việc chuyển sang chế độ hợp động đối với giáo viên là cần thiết và nếu Chính phủ ủng hộ thì đây sẽ là cơ hội rất tốt cho ngành giáo dục. “Nếu được ủng hộ, chúng tôi quyết tâm cùng Chính phủ và các bộ ngành từng bước thực hiện được chủ trương này”.
Hiện bộ đã giao cho 7 trường đại học sư phạm làm nòng cốt, hơn 100 trường cao đẳng, trung cấp sư phạm làm vệ tinh, để đào tạo lại đội ngũ giáo viên ở các địa phương. Tháng 9 tới, việc đào tạo giáo viên cốt cán sẽ được tiến hành, sau đó mở rộng ra toàn đội ngũ nhà giáo. Về lâu dài, các trường sư phạm được yêu cầu tự thay đổi, chủ động đào tạo giáo viên các môn học mới.
Việc bỏ công chức đối với giáo viên và giảng viên là cần thiết .Dự kiến trong năm 2018, Bộ dự tính chỉ tập trung đổi mới ở lớp 1 và làm thử nghiệm ở lớp 6, lớp 10. Năm học 2019-2020, Bộ sẽ tiếp tục làm đại trà lớp 2, lớp 6, lớp 10. Cách thực hiện “cuốn chiếu” như vậy, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ có thời gian chuẩn bị giáo viên và cơ sở vật chất để đến năm 2023 hoàn thành đổi mới.